Một bộ máy tính hoàn chỉnh được cấu thành từ rất nhiều bộ phận khác nhau bao gồm Mainboard, CPU, RAM, v.v. Trong đó, bộ phận đóng vai trò quyết định trong việc xử lí và hiển thị hình ảnh của máy chính là card màn hình, hay còn được gọi với nhiều tên như card đồ họa, VGA, v.v. Đây là một phần không thể thiếu đối với việc chơi game cũng như việc xử lí, chỉnh sửa video. Hiện nay, rất nhiều hãng sẽ gia công, tích hợp một số phần thiết yếu như bảng mạch, tản nhiệt với lõi xử lí đồ họa (GPU) của 1 trong 2 hãng sản xuất lõi xử lí đồ họa lớn nhất trên thế giới là NVIDIA và AMD để tạo nên một chiếc card màn hình hoàn chỉnh. Chính vì thế, có rất nhiều hãng sản xuất nổi bật có thể kể đến như ASUS, MSI, GIGABYTE, v.v. khiến cho bạn bối rối trong việc lựa chọn khi mới bắt đầu sử dụng.
Do đó, trước khi chọn mua cho mình một chiếc card màn hình, bạn hãy tham khảo cách lựa chọn cũng như top 12 card màn hình tốt nhất hiện nay do mybest đề xuất nhé.
mybest là dịch vụ tư vấn thông tin tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ tốt và được ưa chuộng nhất dựa trên nghiên cứu sản phẩm, đánh giá cùng một số thực nghiệm và tư vấn từ các chuyên gia. Chúng tôi luôn cố gắng cung cấp các thông tin mới và chuẩn xác nhất để “GIÚP NGƯỜI DÙNG ĐƯA RA CÁC LỰA CHỌN” trong hầu hết các lĩnh vực, từ Mỹ phẩm, Hàng tiêu dùng, Thiết bị gia dụng đến các dịch vụ Tài chính, Chăm sóc sức khỏe, v.v.
Các sản phẩm, dịch vụ được ban biên tập lựa chọn và sắp xếp một cách độc lập dựa trên các tiêu chí trong bài viết và các sản phẩm, dịch vụ được ưa chuộng trên thị trường. (Cập nhật ngày 28-12-2022)
Card màn hình là bộ phận chuyên xử lí các thông tin liên quan đến hình ảnh trong máy tính, cụ thể đó là màu sắc, độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh, tốc độ khung hình, v.v. Do đó, đây là bộ phận quyết định liệu chiếc máy của bạn có thể chơi được những tựa game 3D cũng như xử lí mượt mà các tác vụ đồ họa, hình ảnh, video hay không. Card màn hình được chia làm hai loại, gồm có card tích hợp (card onboard) và card rời.
Card tích hợp onboard sẽ có sẵn bên trong chiếc CPU, sử dụng sức mạnh của CPU và bộ nhớ RAM của hệ thống để xử lí các tác vụ đồ họa. Chính vì lẽ đó, sức mạnh của card tích hợp thường sẽ không thể bằng card rời trong cùng một phân khúc. Ngoài ra, việc thay thế, nâng cấp cho card là bất khả thi do card đã được tích hợp sẵn với CPU. Nhưng bù lại giá thành sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, phù hợp với những người chỉ có nhu cầu văn phòng, giải trí đơn giản.
Card rời có vai trò tương tự như card tích hợp nhưng có đầy đủ các bộ phận riêng biệt như tản nhiệt, hệ thống RAM do không phụ thuộc vào CPU và có thể tách ra để hoạt động một cách độc lập trong việc xử lí dữ liệu đồ họa. Do đó hiệu năng sẽ được đảm bảo tốt hơn so với card tích hợp. Việc thay thế và sửa chữa đối với card rời cũng sẽ tương đối đơn giản.
Trong bài viết này, mybest sẽ chỉ đề cập đến các thông tin liên quan đến card rời. Hãy cùng mybest khám phá thế giới của những chiếc card màn hình nhé.
Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua một vài điểm lưu ý khi lựa chọn card màn hình nhé.
Hai nhà cung cấp GPU lớn nhất trên thế giới hiện nay là NVIDIA và AMD. Cả hai hãng đều có những đặc trưng phù hợp với từng đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau. Hãy cùng mybest xem qua về điểm này.
Nếu bạn là một game thủ với mong muốn "cân" được tất cả các tựa game khủng hiện nay trên thị trường thì card màn hình đến từ NVIDIA sẽ rất phù hợp với bạn. NVIDIA trước giờ luôn nổi tiếng với hiệu năng xử lí vượt trội và các công nghệ tiên tiến tối ưu cực tốt cho các đầu game như G-sync, Ray Tracing, v.v. Do đó, có rất nhiều các mẫu laptop gaming hiện nay đều đang sử dụng card màn hình của NVIDIA.
Bên cạnh đó, loạt sản phẩm GeForce của NVIDIA cũng có nhiều điểm tối ưu hỗ trợ cho các nhà sản xuất game ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình thực hiện một tựa game. Là hãng tiên phong trong lĩnh vực đồ họa do đó card màn hình của NVIDIA cũng được dùng nhiều hơn trong các bước test game và luôn thể hiện một cách ấn tượng về sức mạnh hiệu năng cũng như tính tương thích với game của mình.
Nếu bạn thường xuyên làm những công việc như xử lí, chỉnh sửa hình ảnh, video thì card màn hình của AMD sẽ là một lựa chọn tốt cho bạn. Mặc dù NVIDIA có phần nhỉnh hơn khi so về hiệu năng xử lí, nhưng khi so sánh các sản phẩm cùng phân khúc của 2 hãng thì AMD luôn là hãng đem lại giá thành tốt hơn so với NVIDIA.
Card màn hình của AMD phần nhiều được tích hợp cho các dòng sản phẩm tầm trung tuy nhiên cũng không khó để tìm thấy các dòng máy console như PS4 có sử dụng card của AMD. Tất nhiên, cho dù là NVIDIA hay là AMD đi nữa, chúng cũng sở hữu cho mình những sản phẩm high-end mang trong mình sức mạnh vượt trội và công nghệ tân tiến nhất của cả 2 hãng.
Khi lựa chọn card màn hình, cần lưu ý về kích thước của card để tránh trường hợp không thể gắn vừa vào thùng máy hoặc khi gắn vào thì có những va chạm với các linh kiện khác trên mainboard. Cùng một hãng sản xuất, cùng một loại GPU cũng sẽ có rất nhiều chiếc card với nhiều kích thước khác nhau. Do đó bạn hãy kiểm tra thật kĩ trước khi đưa ra quyết định nhé.
Những loại case siêu mỏng hoặc case mini (mini-itx case) rất phổ biến trên thị trường hiện nay bởi sự nhỏ gọn, tiện lợi của mình. Tuy nhiên vì không gian trong case nhỏ nên việc nâng cấp hay "độ" thêm trang bị cũng sẽ bị hạn chế khá nhiều. Do đó các mẫu card low profile sẽ là cứu tinh dành cho các mẫu case máy như thế. Vì card low profile có bảng mạch, quạt tản nhiệt được thu nhỏ hơn hoặc thậm chí được lược bỏ nên rất vừa vặn với case siêu mỏng hoặc case mini.
So với card thông thường, card low profile nhỏ gọn có hiệu năng hơi thấp hơn một tí. Tuy nhiên, nó cũng có đủ khả năng để thỏa mãn nhu cầu cơ bản như nâng cấp cho chiếc case nhỏ nhắn cũng như chơi game hay edit video nhẹ nhàng nên bạn không cần phải quá lo lắng.
Đối với các loại case thông thường thì ở mặt sau case sẽ có ít nhất 3 khay bracket để gắn card màn hình. Còn với những chiếc case siêu mỏng hoặc case mini thì chỉ có 2 thậm chí là 1 khay bracket nên việc chọn card low profile là rất cần thiết.
Với những chiếc case mid tower và full tower, bạn không phải lo lắng nhiều về không gian của case nên không cần cắt giảm kích thước card. Tuy nhiên ngoài kích thước case thì một điểm bạn nhất định không nên bỏ qua là kích thước của mainboard. Cho dù case có kích thước đủ lớn nhưng mainboard chỉ ở mức vừa (Micro-ATX) hoặc nhỏ (Mini-ITX) thì khi gắn một chiếc card quá to sẽ có nguy cơ vướng phải các linh kiện khác trên chiếc mainboard ấy.
Trên thị trường hiện nay, những dòng card cao cấp với hệ thống tản nhiệt ưu việt và hệ thống đèn led RGB bắt mắt, thường sẽ có kích thước rất lớn. Chúng ta không nên ưu tiên những yếu tố ngoại quan đó mà thay vào đó hãy lưu ý đến tính tương thích của chiếc card với mainboard của mình nhé.
Hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ các thông số chi tiết về cấu hình bộ máy tính của mình cũng như cấu hình yêu cầu tối thiểu của một ứng dụng để đưa ra lựa chọn hợp lí cho mình.
Sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể lựa chọn một chiếc card mạnh hơn so với cầu hình tối thiếu mà ứng dụng hoặc game đó yêu cầu. Như vậy sẽ đảm bảo được chiếc card của bạn có thể đáp ứng tốt tất cả các nhu cầu của bạn trong thời gian dài mà không gặp bất cứ khó khăn nào.
Thông thường các ứng dụng sẽ ghi rõ cấu hình tối thiểu dành cho card màn hình theo dạng "NVIDIA GeForce <số hiệu>" đối với NVIDIA hoặc "AMD RADEON <số hiệu>" đối với AMD. Khi đó bạn chỉ cần nhìn vào số hiệu được ghi ở đó. Số hiệu càng lớn đồng nghĩa với việc chiếc card đó càng mạnh.
Như vậy giả sử ứng dụng hoặc game đó yêu cầu cấu hình tối thiểu cho card màn hình là "NVIDIA GeForce 1050" thì bạn hãy chọn card mạnh hơn một chút như "NVIDIA GeForce 1060" là tốt nhất. Chỉ cần hơn một chút là được vì card quá mạnh sẽ đòi hỏi một chiếc CPU có sức mạnh tương ứng, bộ nguồn đủ mạnh và tất nhiên chi phí cao hơn. Nếu giữa CPU và card màn hình có sự chênh lệch quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng "nghẽn cổ chai", ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn.
Không khó để bắt gặp trường hợp 2 chiếc card màn hình có cùng số hiệu nhưng lại có VRAM khác nhau. Trong trường hợp đó, chiếc card có VRAM cao hơn hoặc cùng VRAM nhưng dung lượng nhiều hơn sẽ đem lại hiệu năng xử lí tốt hơn. Do đó sau số hiệu của card, một điểm quan trọng không kém mà bạn cần lưu ý nữa đó là VRAM của chiếc card đó. VRAM càng cao thì sẽ càng có lợi thế đối với các tác vụ xử lí đồ họa chuyên nghiệp cũng như việc sử dụng đa màn hình.
4 thông tin cơ bản, dễ nhận biết nhất liên quan đến VRAM đó là dung lượng của VRAM, loại bộ nhớ, bus bộ nhớ và băng thông bộ nhớ. Dung lượng VRAM sẽ được thể hiện theo định dạng "x GB", loại bộ nhớ sẽ là "GDDR y", bus bộ nhớ sẽ là "z-bit" và băng thông bộ nhớ là "t Gbps hoặc GB/s". Trong đa số trường hợp thì "x", "y", "z", "t" càng cao sẽ là càng tốt. Hãy đảm bảo rằng bạn mua được chiếc card có VRAM tối ưu nhất.
Một chiếc card cho dù có ưu việt về nhiều mặt thì cũng chưa chắc có thể sử dụng cho tất cả các loại màn hình. Do đó sẽ rất phiền phức khi bạn mua một chiếc card mà còn phải đau đầu suy nghĩ thêm về những sợi dây cáp lằng nhằng để kết nối màn hình nữa đúng không nào?
Việc card có kết nối được với màn hình hay không cũng là một điểm cần cân nhắc. Hầu hết các màn hình Full-HD trên thị trường hiện nay đều được trang bị cổng kết nối HDMI và DVI. Ngoài ra, sẽ có trường hợp một số loại màn hình 4K không hỗ trợ kết nối HDMI mà chỉ có cổng DisplayPort, hoặc những chiếc màn hình cũ chỉ hỗ trợ cổng VGA. Hãy kiểm tra xem chiếc card của bạn có trang bị các cổng kết nối này chưa nhé.
Nếu bạn rơi vào trường hợp màn hình máy chỉ hỗ trợ cổng DVI nhưng card mà mình mua lại dành cho cổng HDMI hoặc DisplayPort, thì cách giải quyết duy nhất chính là mua thêm bộ chuyển đổi cổng kết nối. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra thật kỹ các cổng kết nối của bộ chuyển đổi để đảm bảo tất cả phù hợp với nhau và hoạt động hiệu quả nhé.
Việc sử dụng 2 thậm chí 3, 4 màn hình cùng lúc đã không còn là chuyện lạ lẫm gì nữa. Để có thể sử dụng nhiều màn hình như thế thì chiếc card của bạn phải có đủ số lượng cổng kết nối cho những chiếc màn hình đó. Những chiếc card màn hình đang lưu hành trên thị trường hiện nay hầu hết đều có ít nhất là 2 và nhiều nhất lên đến 5 cổng kết nối.
Dĩ nhiên, việc sử dụng đồng thời nhiều màn hình cũng đồng nghĩa với việc card màn hình sẽ phải xử lí nhiều việc hơn. Một chiếc card quá yếu khi gánh vác nhiều chiếc màn hình như thế sẽ dẫn đến việc giật lag, treo máy, v.v, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của bạn. Do đó bạn cũng cần xem xét liệu sức mạnh của chiếc card có đáp ứng được nhu cầu như thế hay không nhé.
Sau cùng, một điểm cần lưu tâm nữa khi lựa chọn card màn hình đó là sự tương thích giữa card và bộ nguồn điện (PSU) của máy tính. Để biết điều này, bạn hãy lưu ý 2 điểm: thứ nhất, kiểm tra PSU có thể kết nối với card có nguồn phụ hay không; thứ hai, PSU có cung cấp đủ năng lượng cho card hay không nhé.
Để chắc chắn card có nguồn phụ kết nối được với PSU, bạn nên kiểm tra thông tin của nguồn phụ vì đây chính là bộ phận giúp PSU liên kết được với card. Nguồn phụ thường có 2 loại phổ biến là 6 PIN và 8 PIN. Một số card màn hình cao cấp có thể có nhiều hơn 1 nguồn phụ tùy thuộc vào cấu hình. Chính vì thế, hãy kiểm tra thật kĩ về số nguồn phụ cũng như loại nguồn phụ để đảm bảo tất cả các nguồn đều được kết nối thành công.
Mặt khác, PSU còn cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống trong máy tính nên nếu lượng điện tiêu thụ của chiếc card vượt quá khả năng cung cấp điện của nguồn thì hệ thống máy tính sẽ không thể hoạt động bình thường thậm chí tệ hơn là hư hỏng. Do đó hãy lưu ý đến công suất PSU có thể cung cấp đủ điện cho card hay không. Công suất PSU phổ biến hiện nay sẽ dao động từ 400W cho đến trên 1000W.
Từ 7.500.000 VNĐ
Là đứa con sinh sau đẻ muộn trong GTX 16 series của NVIDIA nên GTX 1650 Super được thừa hưởng nhiều điểm vượt trội về cấu hình so với đàn anh. Được trang bị lên đến 1280 nhân xử lí (CUDA core), loại bộ nhớ GDDR 6 mới nhất, bus và băng thông bộ nhớ đều được gia tăng một cách đáng kể giúp chiếc card có thể xử lí được hầu hết các tựa game AAA mới nhất trên thị trường ở mức thiết lập đồ họa trung bình và đảm bảo đáp ứng tốt cho nhu cầu gaming của bạn trong vòng không dưới 5 năm tới.
Sự ra đời của GTX 1650 Super đóng vai trò như đứa em trai của GTX 1660, hiệu năng tăng đáng kể so với GTX 1650 và giá thành thì nằm dưới GTX 1660. Một sự lắp đầy hoàn hảo cho khoảng trống giữa GTX 1650 và GTX 1660.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GTX 1650 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 4GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 128-bit |
Băng thông bộ nhớ | 12 Gbps |
CUDA core | 1280 |
Xung nhịp | OC Mode - 1770 MHz (Boost Clock); Gaming Mode (Default) - GPU Boost Clock : 1740 MHz , GPU Base Clock : 1530 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP Support |
PSU khuyến nghị | 550W |
Kích thước | 17.4 x 12.1 x 3.9 (cm) |
Nguồn phụ | 6 PIN |
Từ 7.500.000 VNĐ
Ra mắt vào năm 2016, GTX 1060 là một "già làng" đã đồng hành cùng game thủ trong suốt nhiều năm. Tuy nhiên hiệu năng mà GTX 1060 mang lại thì chưa bao giờ "già". Được trang bị kiến trúc GPU Pascal tiên tiến nhất vào thời điểm ra mắt, 6 GB VRAM GDDR 5X với bus bộ nhớ lên đến 192-bit, không quá ngạc nhiên khi GTX 1060 có thể xử lí trơn tru các tựa game khủng và hot nhất lúc bấy giờ. Thậm chí cho đến hiện tại, GTX 1060 vẫn nằm chễm chệ trên Top 1 bảng xếp hạng GPU được sử dụng nhiều nhất cho các ứng dụng trên nền tảng STEAM.
Tuy là một mẫu card đã ra mắt khá lâu nhưng nhờ cấu hình mạnh mẽ, GTX 1060 dường như không gặp nhiều khó khăn khi được dùng để chạy những tựa game mới của hiện tại với mức thiết lập vừa phải. Bên cạnh đó, việc được tích hợp tận 5 cổng kết nối trên chiếc card này sẽ thỏa mãn nhu cầu làm việc với nhiều chiếc màn hình cùng lúc của bạn.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GTX 1060 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 6GB |
Loại VRAM | GDDR5X |
Bus bộ nhớ | 192-bit |
Băng thông bộ nhớ | 192 Gbps |
CUDA core | 1280 |
Xung nhịp | Boost Clock : up to 1797 MHz (Reference card: 1582 MHz); Game Clock*: 1771 MHz (Reference card: 1556 MHz); Base Clock: 1708 MHz (Reference card: 1506 MHz) |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 3 |
PSU khuyến nghị | 500W |
Kích thước | 22.4 x 13.1 x 3.6 (cm) |
Nguồn phụ | 8 PIN |
Từ 4.500.000 VNĐ
Được tung ra vào khoảng cuối năm 2016, thuộc vị trí nằm giữa GTX 1050 và GTX 1060, mẫu GPU này đã trở thành chiếc card "quốc dân" trong suốt một khoảng thời gian rất lâu sau đó. Sở dĩ có danh xưng đó là vì mẫu GPU này được nâng cấp đáng kể so với 1050, đồng thời giá cả lại phải chăng hơn rất nhiều so với 1060.
Mặc cho vị trí áp út trong GTX 10 series, 1050ti vẫn được trang bị 4GB VRAM GDDR5 mới nhất thời điểm bấy giờ. 1050ti dù là thời điểm mới ra mắt hay hiện tại cũng không gặp quá nhiều khó khăn trong việc "cân" những tựa game hot như GTA V, PUBG, v.v. Ngoài ra, mức tiêu thụ điện năng của 1050ti chỉ ở mức khá thấp nên không cần bất kì kết nối nguồn phụ nào và cũng không có yêu cầu quá cao đối với bộ nguồn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc build máy cho game thủ phổ thông. Chiếc card đến từ ASUS này còn được trang bị backplate che phủ phía sau để hạn chế bụi bặm.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GTX 1050ti |
---|---|
Dung lượng VRAM | 4GB |
Loại VRAM | GDDR5 |
Bus bộ nhớ | 128-bit |
Băng thông bộ nhớ | - |
CUDA core | 768 |
Xung nhịp | GPU Base Clock : 1328 MHz; Gaming Mode (Default) - GPU Boost Clock : 1417 MHz , GPU Base Clock : 1303 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1; Có HDCP Support |
PSU khuyến nghị | 450W |
Kích thước | 20.3 x 11.5 x3.8 (cm) |
Nguồn phụ | Không |
Từ 2.500.000 VNĐ
Sẽ không ngoa khi nói rằng đây là một vị cứu tinh để nâng cấp những chiếc máy tính cũ. PSU khuyến nghị cho sản phẩm này chỉ ở mức thấp khoảng 300 W nên bạn có thể thoải mái sử dụng mà không phải lo lắng về nguồn điện. Ngoài ra, kích thước nhỏ gọn cũng dễ sử dụng hơn với nhiều loại case.
Được định vị là một dòng card văn phòng, GT 1030 không có quá nhiều điểm nổi bật trong cấu hình so với các mẫu card gaming. Tuy nhiên hoàn toàn không thể xem thường sức mạnh của GT 1030 khi chiếc card này được trang bị 2 GB VRAM GDDR5, 384 đơn vị xử lí, mức cấu hình hoàn toàn đủ để chơi tốt những tựa game E-Sport và một số ít tựa game AAA ở mức đồ họa thấp nhất.
Bên cạnh đó, đây là dòng GPU phân khúc thấp nhưng vẫn được trang bị công nghệ giải mã VP9 giúp bạn có thể xem video lên đến 4K trên Youtube, thỏa mãn rất tốt nhu cầu giải trí cơ bản của bạn.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GT 1030 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 2GB |
Loại VRAM | GDDR5 |
Bus bộ nhớ | 64-bit |
Băng thông bộ nhớ | - |
CUDA core | 384 |
Xung nhịp | Boost: 1544 MHz / Base: 1290 MHz in OC mode; Boost: 1518 MHz / Base: 1265 MHz in Gaming mode |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1 |
PSU khuyến nghị | 300W |
Kích thước | 16.7 x 11.1 x 2.6 (cm) |
Nguồn phụ | Không |
Từ 15.000.000 VNĐ
RTX 2060 là dòng GPU khai màn cho công nghệ Ray Tracing và DLSS trứ danh của NVIDIA. Hiểu một cách đơn giản thì Ray Tracing là công nghệ tái tạo ánh sáng tuân theo các tính chất vật lí của ánh sáng và điều kiện môi trường nhằm xây dựng hình ảnh một cách chân thật nhất. DLSS là công nghệ tái tạo chất lượng hình ảnh bằng AI giúp bạn chơi game ở độ phân giải cao nhưng vẫn đảm bảo tốt mức FPS.
Mang trong mình những công nghệ tuyệt vời như thế, RTX 2060 sẽ mở ra cho bạn một thế giới gaming sống động, xóa nhòa ranh giới thật ảo. Do RTX 2060 là "em út" trong series RTX 20 của NVIDIA, nên cấu hình trên RTX 2060 sẽ chỉ yêu cầu nguồn điện ở một mức cao vừa phải, giúp cho việc tiếp cận với chiếc card này trở nên dễ dàng hơn.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce RTX 2060 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 6GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 192-bit |
Băng thông bộ nhớ | - |
CUDA core | 1920 |
Xung nhịp | OC Mode: GPU Boost Clock : 1710 MHz - GPU Base Clock : 1395 MHz; Gaming Mode: GPU Boost Clock : 1680 MHz , GPU Base Clock : 1365 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 2; DVI-D x 1; Có HDCP Support |
PSU khuyến nghị | 650W |
Kích thước | 24.2 x 13 x 5.3 (cm) |
Nguồn phụ | 8 PIN |
Từ 21.000.000 VNĐ
Nếu NVIDIA GeForce là một dòng card màn hình phục vụ cho gaming, thì NVIDIA Quadro sẽ là dòng card hướng đến công việc sản xuất, sáng tạo đồ họa. NVIDIA Quadro được tối ưu về mặt phần cứng lẫn phần mềm để có thể tương thích tốt với các ứng dụng vẽ kĩ thuật, thiết kế 3D và những công việc đòi hỏi khả năng hiển thị hình ảnh chuẩn xác như chế tác điện ảnh, v.v.
NVIDIA Quadro RTX 4000 được trang bị 8 GB VRAM GDDR 6 và 2304 nhân xử lí đồ họa. Chiếc card này cũng được thừa hưởng công nghệ Ray Tracing của NVIDIA, khả năng khử răng cưa ưu việt, quản lí VRAM vượt trội, hiển thị 10-bit màu trên các dòng NVIDIA Quadro nói chung, đem lại cho bạn tính chính xác cao trong các công tác vẽ 3D cũng như thiết kế đồ họa, mô hình, kết cấu kĩ thuật trên các phần mềm AutoCAD như Catia, SolidWork, v.v.
Do đây là dòng card phục vụ cho công việc sản xuất, nên Quadro RTX 4000 có thân hình rất mỏng và áp dụng thiết kế tản nhiệt lồng sóc. Điều này rất cần thiết đối với việc cắm nhiều card trên cùng một máy và hoạt động đồng thời trong thời gian dài. Tất nhiên khi đó bạn sẽ cần một bộ nguồn lớn hơn.
Số hiệu GPU | NVIDIA Quadro RTX 4000 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 8GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | - |
Băng thông bộ nhớ | 416 Gbps |
CUDA core | 2304 |
Xung nhịp | - |
Cổng kết nối | DisplayPort x 3, USB-C x 1 |
PSU khuyến nghị | - |
Kích thước | 11.2 x 24.3 (cm) |
Nguồn phụ | 8 PIN |
Từ 27.000.000 VNĐ
Thuộc dòng card màn hình cao cấp đến từ nhà MSI, MSI GeForce RTX 3070 GAMING Z TRIO 8G sở hữu những nâng cấp ấn tượng ở phần tản nhiệt. Được trang bị đến 3 quạt, mỗi quạt gồm 10 cánh và hệ thống khung kim loại to bản đem lại cho bạn hiệu quả tản nhiệt ngoài sức tưởng tượng.
5888 nhân xử lí đồ họa cộng với 8 GB VRAM GDDR 6, MSI GeForce RTX 3070 GAMING Z TRIO 8G không "ngán" bất kì tựa game AAA nào. Chiếc card cân tốt ở mức 140 FPS đối với các tựa game khủng như COD Warzone, PUBG ở độ phân giải 2K, mức thiết lập đồ họa cao nhất cùng với Ray Tracing được kích hoạt trong khi vẫn đảm bảo nhiệt độ duy trì ở mức dưới 70 độ C.
Với sức mạnh khổng lồ ở bên trong và thiết kế hệ thống đèn led RGB ấn tượng bên ngoài, chiếc card sẽ biến góc chơi game của bạn thành một "sân khấu" gaming thực thụ.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce RTX 3070 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 8GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 256-bit |
Băng thông bộ nhớ | 14 Gbps |
CUDA core | 5888 |
Xung nhịp | - |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DisplayPort x 3 |
PSU khuyến nghị | 700W |
Kích thước | 32.3 x 14 x 5.6 (cm) |
Nguồn phụ | 2 nguồn phụ 8 PIN |
Từ 15.000.000 VNĐ
Nếu bạn muốn trải nghiệm các công nghệ đồ họa tiên tiến nhất với một mức giá hấp dẫn thì đây là chiếc card dành cho bạn. RX 6600 được định vị là một phiên bản rút gọn so với đàn anh RX 6600 XT, nhưng vẫn được ưu ái trang bị kiến trúc GPU NAVI23/RDNA2 giống RX 6600 XT và mức tiêu thụ điện năng giảm đáng kể. Điều này đem lại nhiều ưu thế cho RX 6600 về mặt hiệu năng trên giá thành.
Mặc dù là phiên bản rút gọn đôi chút so với đàn anh RX 6600 XT, nhưng trên RX 6600 vẫn được trang bị đầy đủ các công nghệ đồ họa tiên tiến như công nghê FSR xử lí hình ảnh bằng AI, đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn ở các tựa game khủng AAA. Hiệu năng gaming của RX 6600 khi xử lí ở mức FullHD với thiết lập đồ họa cao nhất đối với một số tựa game như CyperPunk2077 được 67 FPS, Death Stranding hay Shadow Of The Tomb Raider lên đến hơn 100 FPS. Hiệu năng gaming tốt cùng với mức tỏa nhiệt thấp là những điểm mạnh không thể chối cãi của RX 6600.
Số hiệu GPU | AMD Radeon RX 6600 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 8GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 128-bit |
Băng thông bộ nhớ | 224 Gbps |
CUDA core | 1792 |
Xung nhịp | Boost Clock* : up to 2491 MHz; Game Clock* : up to 2044 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 2; DisplayPort x 2 |
PSU khuyến nghị | 650W |
Kích thước | 28.2 x 11.3 x 4.1 (cm) |
Nguồn phụ | 8 PIN |
Từ 40.000.000 VNĐ
Cho đến thời điểm hiện tại thì RX 6900 XT là chiếc card mạnh nhất, cao cấp nhất đến từ nhà AMD và là đối trọng trực tiếp với RTX 3090 phía NVIDIA. Điểm nổi bật nhất trong thông số cấu hình của RX 6900 XT đó là 16 GB VRAM có bus 256-bit cùng với số đơn vị xử lí lên đến 5120.
Lượng VRAM cao sẽ đem lại lợi thế cực lớn khi chơi game ở độ phân giải 4K. Khi chơi một số game như Death Stranding, Far Cry 5 có thể đạt đến trên 100 FPS ở độ phân giải 4K. Ngoài hiệu năng gaming, khả năng xử lí, edit video ở độ phân giải cao cũng không thể gây khó dễ cho RX 6900 XT.
Số hiệu GPU | AMD Radeon RX 6900 XT |
---|---|
Dung lượng VRAM | 16GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 256-bit |
Băng thông bộ nhớ | 16 Gbps |
CUDA core | 5120 |
Xung nhịp | Boost: Up to 2250 MHz / Game: Up to 2015 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DisplayPort x 3 |
PSU khuyến nghị | 850W |
Kích thước | 32.4 x 14.1 x 5.5 |
Nguồn phụ | 2 nguồn phụ 8 PIN |
Từ 1.600.000 VNĐ
Ưu điểm lớn nhất của chiếc card ASUS GeForce GT 730 Low Profile nằm ở kích thước nhỏ gọn của mình. Đa số những chiếc PC văn phòng hiện nay đều sử dụng loại case siêu mỏng để chiếm ít không gian nhất có thể. Đây cũng chính là đất dụng võ dành cho những chiếc card low profile, khi bạn có thể dễ dàng gắn card vào bất cứ chiếc case nào mà không cần lo nghĩ về vấn đề không gian.
Ngoài ra, ASUS GeForce GT 730 Low Profile áp dụng biện pháp tản nhiệt thụ động bằng thệ thống phiến kim loại được gắn trên bo mạch, đem lại sự yên tĩnh cho không gian làm việc của bạn. Đặc biệt, đây là một trong số ít những chiếc card có trang bị cổng kết nối VGA, một điểm cộng cực lớn giúp bạn có thể tận dụng lại những chiếc màn hình cũ của mình.
Thông số cấu hình tuy không nổi bật, nhưng là quá đủ để đáp ứng nhu cầu làm việc văn phòng, giải trí gaming nhẹ nhàng với một mức giá dễ chịu.
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GT 730 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 2GB |
Loại VRAM | GDDR5 |
Bus bộ nhớ | 64-bit |
Băng thông bộ nhớ | - |
CUDA core | 384 |
Xung nhịp | - |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1; VGA x 1 |
PSU khuyến nghị | 300W |
Kích thước | 16.5 x 6.9 x3.9 (cm) |
Nguồn phụ | Không |
Từ 7.500.000 VNĐ
Số hiệu GPU | NVIDIA Quadro P1000 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 4GB |
Loại VRAM | GDDR5 |
Bus bộ nhớ | 128-bit |
Băng thông bộ nhớ | 82 Gbps |
CUDA core | 640 |
Xung nhịp | - |
Cổng kết nối | Mini DisplayPort x 4 |
PSU khuyến nghị | 450W |
Kích thước | 6.9 x 14.5 (cm) |
Nguồn phụ | Không |
Từ 7.000.000 VNĐ
Số hiệu GPU | NVIDIA GeForce GTX 1650 |
---|---|
Dung lượng VRAM | 4GB |
Loại VRAM | GDDR6 |
Bus bộ nhớ | 128-bit |
Băng thông bộ nhớ | 12 Gbps |
CUDA core | 896 |
Xung nhịp | OC Mode - 1785 MHz (Boost Clock); Gaming Mode (Default) - GPU Boost Clock : 1755 MHz , GPU Base Clock : 1410 MHz |
Cổng kết nối | HDMI x 1; DVI-D x 1; DisplayPort x 1 |
PSU khuyến nghị | 450W |
Kích thước | 20.6 x 12.5 x 4.6 (cm) |
Nguồn phụ | Không |
Hãy cùng mybest điểm qua những sản phẩm giúp trải nghiệm sử dụng máy tính của bạn trở nên tiện lợi và thoải mái hơn nhé. Đặc biệt, các sản phẩm dành cho game thủ và các nhà đồ họa cũng xuất hiện ở những bài viết dưới đây nữa đấy.
Khi bạn bấm vào link và mua các sản phẩm trong bài viết, mybest sẽ nhận một phần hoa hồng.
Nội dung miêu tả các sản phẩm được tham khảo từ thông tin trên trang web nhà sản xuất, các trang thương mại điện tử, v.v.
Nhà Cửa Đời Sống - Hàng Tiêu Dùng
Văn Phòng Phẩm, Chăm Sóc Nhà Cửa, Hàng Tiêu DùngĐồ Điện Gia Dụng
Đồ Điện Nhà Bếp, Điện Lạnh, Thiết Bị Gia ĐìnhLàm Đẹp - Sức Khỏe
Dụng Cụ Làm Đẹp, Chăm Sóc Sức Khỏe, Thực Phẩm Chức NăngMỹ Phẩm - Trang Điểm
Tẩy Trang, Sữa Rửa Mặt, TonerThực Phẩm - Đồ Uống
Trà - Cà Phê, Giải Khát, Đồ Uống Có CồnĐồ Dùng Nhà Bếp
Nồi - Chảo, Dao - Kéo, Dụng Cụ Làm BánhThời Trang
Balo - Túi Xách, Nội Y, Thời Trang NamGiày Dép
Sneaker - Giày Thể Thao, Sandal - Giày Dép, Giày Trẻ EmMáy Tính
Máy Tính, Phụ Kiện - Linh Kiện, Thiết Bị Lưu TrữMẹ Và Bé
Đồ Dùng Cho Mẹ, Em Bé - Trẻ Em, Sữa - Ăn DặmNội Ngoại Thất
Đồ Trang Trí, Chăn Ga Gối Đệm, Nội Thất Phòng NgủSở Thích
Phim Ảnh, Họa Cụ, Đồ HandmadeNgoài Trời
Cắm Trại, Vật Dụng KhácDIY - Dụng Cụ
Vật Liệu, Dụng Cụ, Bảo Hộ Lao ĐộngThể Thao
Bóng Đá - Futsal, Yoga - Fitness, Bơi LộiThú Nuôi
Chó, Mèo, Phụ Kiện Thú CưngSách - Truyện
Giáo Khoa - Giáo Trình, Giáo Dục Trẻ Em, Truyện - Tiểu ThuyếtGame - Đồ Chơi
Game, Đồ Chơi, Phụ Kiện Chơi GameÔ Tô - Xe Máy
Ô Tô, Xe MáyQuà Tặng
Lễ Tết, Quà Chúc Mừng, Các Quà KhácĐiện Thoại Di Động
Điện Thoại, Phụ Kiện Điện ThoạiMáy Ảnh - Máy Quay
Máy Ảnh - Máy Quay, Lens, Phụ Kiện Máy ẢnhỨng Dụng - Phần Mềm
Lifestyle, Làm Đẹp - Sức Khỏe, Giáo DụcDịch Vụ
Làm Đẹp - Sức Khỏe, Ẩm Thực, Du Lịch - Điểm ĐếnKhác